Hai cách làm máy dò kim loại đơn giản

Những chiếc máy dò kim loại hoàn toàn có thể tự chế một cách đơn giản. Nếu bạn là một người yêu kỹ thuật, thích mày mò thì có thể tham khảo cách làm máy máy dò kim loại đơn giản ngay sau đây nhé.

Làm máy dò kim loại đơn giản bằng radio cũ và máy tính cầm tay

Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những chiếc radio cũ của mình kết hợp cùng một số linh kiện khác để tự chế một chiếc máy dò đơn giản.

Chuẩn bị:

Để có thể chế tạo máy dò kim loại từ radio cũ chúng ta cần chuẩn bị một số vật liệu như sau:

  • 1 chiếc radio cầm tay cũ
  • 1 máy tính bỏ túi
  • 1 hộp nhựa đựng đĩa CD
  • Băng dính hai mặt
Một số vật liệu cần chuẩn bị

Một số vật liệu cần chuẩn bị

Cách làm:

Bước 1: Hộp băng đựng địa CD mà chúng ta sử dụng là loại hộp nhựa hai mảnh có thể đóng mở. Radio là loại cầm tay nhỏ gọn, càng nhỏ càng tốt mới có thể vừa với hộp đựng CD. Chúng ta sẽ mỡ ngửa hộp ra, sử dụng băng dính 2 mặt để dán mặt sau của radio lên một mặt trong của hộp CD.

Dan radio và máy tính vào hộp đựng CD như hình minh họa

Dan radio và máy tính vào hộp đựng CD như hình minh họa

Bước 2: Mặt trong còn lại chúng ta sẽ sử dụng băng dính để dán mặt sau của máy tính cầm tay lên.

Bước 3: Sau khi đã dán 2 thiết bị lên, chúng ta bật nguồn máy tính và bật nguồn radio. Sau đó chuyển radio sang băng tần AM, vặn sóng đến tần số có tiếng rồ to nhất.

Điều chỉnh tần số trên radio đến điểm có tiếng rồ lớn nhất

Điều chỉnh tần số trên radio đến điểm có tiếng rồ lớn nhất

Bước 4: Gập hộp đựng đĩa CD có hai mặt chứa radio và máy tính lại từ từ cho đến khi tiếng rồ của radio đổi thành một tiếng rồ khác. Đây chính là ngưỡng tần số dò của máy dò kim loại tự chế từ radio.

Bước 5: Giữ nguyên độ gấp của 2 mặt hộp như vậy, sau đó hướng phần mặt hộp chứa máy tính xuống đất (coi phần mặt hộp chứa máy tính như đĩa dò) để dò tìm kim loại. Khi phát hiện kim loại, tiếng rồ trong máy sẽ thay đổi, báo hiệu sự hiện diện của kim loại.

Sau khi đã làm xong bạn hoàn toàn có thể thử dò tìm bằng máy. Đây là một trong những cách làm máy dò kim loại đơn giản nhất, cấu tạo đơn giản, các vật liệu lại dễ chuẩn bị.

Dùng máy dò tự chế để tìm kiếm kim loại

Dùng máy dò tự chế để tìm kiếm kim loại

Cách làm máy dò kim loại bằng bảng mạch

Cách tự chế máy dò bằng bảng mạch phức tạp hơn làm bằng radio, các linh kiện cần chuẩn bị cũng phức tạp hơn.

Chuẩn bị:

  • Bảng mạch Breadboard PCB.
  • Công tắc mini 3-Pin, SPDT, 5A.
  • Dây điện từ 30 AWG.
  • Một cái loa nhỏ 8 ohm.
  • 1 dây đèn LED, 1 đèn LED có màu xanh 5mm.
  • Mạch chuyển đổi logic 8 kênh
  • 1 transistor 2N3906 (PNP) và 3 transistor 2N3904 (NPN).
  • Chiết áp potentiometer 1k.
  • Khay chứa pin 6AA (9V) cùng 6 viên pin AA.
  • Điện trở: 3 con 1K, 2 con 10K, 1 con 1K8, 1 con 220K, 1 con 330 ohm, 1 con 270K, 1 con 380 ohm.
  • 5V/3A UBEC bộ chuyển đổi AC/DC có thể cho ra dòng 3A-5V mà không cần bộ tản nhiệt.
  • Bo mạch của máy tính Intel Edison.
  • Diode 1N4148, zener diode 5V6 tụ điện (100uF, 2x 0.1uF, 0.01uf, 0.047uF)
  • Cuộn dây đồng, thanh gỗ dài khoảng 1m, miếng gỗ ép lớn mỏng.
  • Dao, kéo, keo nến, máy hàn,…
Một số linh kiện, vật liệu cần chuẩn bị

Một số linh kiện, vật liệu cần chuẩn bị

Cách làm:

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các linh kiện chế máy dò kim loại cần thiết thì chúng ta sẽ tiến hành theo các bước sau.

Bước 1: Xây dựng sơ đồ mạch điện cho máy dò kim loại tự chế

Để tự chế máy dò kim loại thì chúng ta cần có sơ đồ mạch điện để có thể lắp đặt theo đúng trình tự mới có thể vận hành. Bạn có thể tham khảo mạch điện máy dò kim loại tự chế dưới đây. Trong sơ đồ này, mạch chính của máy dò kim loại  được ký hiệu bằng các đường màu xanh. Các đường mạch màu vàng là mạch của hệ thống đèn thông báo. Ký hiệu các đường mạch màu đỏ là của điện trở và loa. Nếu bạn muốn chế tạo những chiếc máy dò kim loại chỉ có loa mà không có đèn báo thì có thể bỏ qua những đường mạch màu vàng.

Sơ đồ mạch điện của một máy dò kim loại tự chế

Sơ đồ mạch điện của một máy dò kim loại tự chế

Bước 2: Tiến hành lắp ráp linh kiện theo sơ đồ

Từ sơ đồ trên, chúng ta sử dụng máy hàn để hàn các linh kiện vào bo mạch theo đúng sơ đồ. Bạn cần gắn bộ UBEC đầu tiên vì nó có kích thước lớn nhất. Sau đó mới lần lượt gắn các chi tiết khác.

Bước 3: Tạo hai cuộn dây thu – phát

Cuộn dây thu – phát là bộ phận chính để tiến hành dò tìm kim loại. Chúng ta lấy dây đồng để uốn thành 2 vòng tròn với đường kính 7cm. Một cuộn dây có khoảng 30 vòng dây và một cuộn khoảng 50 vòng dây. Mỗi cuộn bạn để thừa 1 đoạn dây khoảng 10cm giúp việc kết nối với các chi tiết khác dễ dàng hơn.

Tạo cuộn hai dây thu - phát cho máy dò bằng dây đồng

Tạo cuộn hai dây thu – phát cho máy dò bằng dây đồng

Bước 4: Tạo khung cho máy

Khung máy có nhiệm vụ chứa bảng mạch cũng như cuộn dây bên trong. Chúng ta sử dụng miếng gỗ ép cắt thành 2 hình tròn như đĩa dò thông thường. Lưu ý, cần đo đạc sao cho kích thước của phần khung chứa đủ các chi tiết. Đặc các chi tiết vào bên trong hai miếng gỗ tròn sau đó cố định lại. Dùng thanh gỗ nối với phần khung chứa để tạo tay cầm cho máy.

Lắp đặt các chi tiết máy dò vào khung máy

Lắp đặt các chi tiết máy dò vào khung máy

Bước 5: Thiết lập chương trình chạy cho máy

Những chiếc máy dò mini tự chế này sử dụng chương trình dạng Arduino Sketch trên nền tảng Intel Edison. Mục đích của bước này chính là biến đếm thay đổi trạng thái kỹ thuật số đã được kết nối với mặt. Chỉ số này được so sánh cùng với chiều dài mỗi 3 mili giây, sử dụng đèn LED để báo tới người sử dụng.

Bước 6: Vận hành thử máy

Sau khi đã tự làm được máy dò kim loại thì chúng ta nên thử vận hành máy. Khi phát hiện có kim loại, máy sẽ có xuất hiện âm báo cũng như đèn LED sáng.

Một máy dò kim loại tự chế có đèn led báo hiệu

Một máy dò kim loại tự chế có đèn led báo hiệu

Có nên sử dụng máy dò kim loại tự chế không?

Với hai cách làm máy dò kim loại đơn giản vừa kể trên, bạn có thể tự nghiên cứu, chế tạo cho mình những chiếc máy dò kim loại. Tuy nhiên, không ít người đặt ra nghi vấn rằng có nên sử dụng máy dò kim loại tự chế hay nên mua máy dò kim loại chuyên dụng?

Thực tế cho thấy, việc sử dụng máy dò kim loại tự chế có ưu điểm lớn nhất chính là cho giá thành rẻ. Với phương pháp chế máy dò kim loại từ radio bạn có thể tận dụng những nguyên liệu cũ, không dùng đến. Với phương pháp thứ hai thì chi phí mua vật liệu cũng không quá cao. Tổng thể, chi phí để tự chế máy dò kim loại thấp hơn nhiều so với mua máy dò kim loại dưới lòng đất chuyên nghiệp. Giá bán của những máy dò này có thể lên đến vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng.

Tuy nhiên, việc sử dụng những chiếc máy dò kim loại tự chế có rất nhiều hạn chế, mà những hạn chế này đều có tầm ảnh hưởng rất lớn. Cụ thể, những máy dò kim loại tự chế này có độ nhạy dò không cao. Máy chỉ cho khả năng dò tìm được những vật ở gần, vật lộ thiên với kích thước lớn. Còn những kim loại ở sâu trong lòng đất thì rất không thể phát hiện được. Hơn nữa, máy không thể phân biệt được các loại kim loại.

Sử dụng máy dò kim loại chuyên nghiệp để dò tìm hiệu quả nhất

Sử dụng máy dò kim loại chuyên nghiệp để dò tìm hiệu quả nhất

Kết quả dò tìm có sai số lớn, độ chính xác rất thấp. Do đó mang đến nhiều khó khăn cho người dùng. Bạn không thể mang những chiếc máy tự chế này ra dò tìm kim loại ở ngoài trời được vì hiệu quả không cao.

Mức độ an toàn của máy không cao. Chất lượng thấp, độ bền kém, nhanh hỏng hóc khi gặp nước. Khi máy mà bị hỏng thì khó có thể sửa chữa, khắc phục. Tính thẩm mỹ kém, thiết kế sơ sài.

Với những ưu điểm cũng như hạn chế trên chúng ta có thể thấy, máy dò kim loại tự chế chỉ phù hợp để bạn tự tìm tòi, nghiên cứu nhằm thỏa lòng khám phá kỹ thuật của mình thôi. Còn nếu muốn sử dụng máy để dò tìm kim loại thực sự thì bạn phải sử dụng những máy dò kim loại dưới lòng đất chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số model máy dò kim loại giá rẻ của các thương hiệu nổi tiếng như Garrett, Scanner, Novelly, Metal,…

Trên đây là những thông tin tổng hợp cơ bản về cách làm máy dò kim loại đơn giản. Máy tự chế chỉ phù hợp cho việc tìm kiếm kim loại nghiệp dư, thỏa mãn sự sáng tạo. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp mọi người có thêm tư liệu tham khảo để tự chế cho mình những chiếc máy dò tìm kim loại.